Chào mừng bạn đến với Trang thông tin điện tử Xã Hà Bình - Huyện Hà Trung - Tỉnh Thanh Hóa

Tuyên truyền phân loại và xử lý rác thải rắn

Đăng lúc: 10:12:36 09/10/2023 (GMT+7)
100%
Print

ĐÀI TRUYỀN THANH

XÃ HÀ BÌNH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

 

Hà Bình, ngày    09   tháng 10  năm 2023

TIN TUYÊN TRUYỀN

Về việc thực hiện xử lý thu gom chất thải rắn sinh hoạt nguy hại

từ đồng ruộng và trong sinh hoạt

 

 

Thực hiện công văn số 3284/UBND-TNMT ngày 04/10/2023 của UBND huyện Hà Trung về việc thực hiện xử lý thu gom chất thải rắn sinh hoạt nguy hại từ đồng ruộng và trong sinh hoạt tại các xã, thị trấn trên địa bàn huyện. Kế hoạch số 55/KH-BCĐ ngày 20/02/2023 của BCĐ xã Hà Bình về việc xây dựng xã Hà Bình đạt chuẩn nông thôn mới năm 2023.Hiện nay, UBND huyện đã ký hợp đồng số 850/2023/HĐXLCT ngày 20/9/2023 với Công ty TNHH Môi trường Phú Minh Vina (đơn vị có chức năng thu gom xử lý chất thải nguy hại từ đồng ruộng và trong sinh hoạt tại các xã, thị trấn trên địa bàn huyện). Để công tác quản lý CTNH sinh hoạt và bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng đạt kết quả cao, đài truyền thanh xã thông tin một số nội dung sau:

1. Phân loại, thu gom, lưu giữ CTNH ( chất thải nguy hại) trong chất thải rắn sinh hoạt:

- Các hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn thu gom, phân loại riêng chất thải nguy hại (bao gồm: Giẻ lau dính dầu mỡ, Bóng đèn huỳnh quang và các loại thủy tinh hoạt tính thải, các loại dầu mỡ thải, pin, ắc quy thải, các thiết bị, linh kiện điện tử thải hoặc các thiết bị điện có các linh kiện điện tử và đưa về khu vực lưu chứa chất thải nguy hại bố trí tại nhà văn hoá thôn.

- Đối với chất thải nguy hại phát sinh từ sinh hoạt trong hộ gia đình: mỗi thôn bố trí 02 thùng chứa chất thải nguy hại được đặt tại nhà văn hóa thôn, đảm bảo đáp ứng các yêu cầu sau: bao bì chất thải nguy hại (vỏ cứng hoặc vỏ mềm) bảo đảm lưu giữ an toàn chất thải nguy hại, không bị hư hỏng, rách vỡ vỏ, bao bì mềm được buộc kín và bao bì cứng có nắp đậy kín để đảm bảo ngăn chặn chất thải rò rỉ hoặc bay hơi; chất thải lỏng, bùn thải dạng nhão hoặc chất thải có các thành phần nguy hại dễ bay hơi phải chứa trong bao bì cứng không vượt quá 90% dung tích hoặc mức chứa cao nhất cách giới hạn trên bao bì là 10cm.

- Đối với các cơ quan đơn vị trên địa bàn xã: Tuyên truyền các cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thực hiện nghiêm túc việc phân loại, thu gom chất thải nguy hại, tại cơ quan đơn vị nơi mình công tác. Bố trí thùng chứa chất thải nguy hại tại cơ quan, đơn vị đáp ứng các yêu cầu như đối với chất thải nguy hại phát sinh từ sinh hoạt trong hộ gia đình.

2. Thu gom, lưu giữ bao gói thuốc BVTV sau sử dụng:

- Tuyên truyền các hộ gia đình, cá nhân có trách nhiệm thu gom bao gói thuốc  BVTV sau sử dụng bỏ vào thùng chứa, bể chứa do UBND xã bố trí.

- Thùng chứa, bể chứa báo gói thuốc BVTV phải đảm bảo yêu cầu sau:

 + Đặt tại các vị trí thích hợp, dễ nhận biết ven đường, trục giao thông nội đồng, bờ ruộng lớn; không bị ngập lụt, gần điểm pha chế thuốc trước khi đem đi phun rải để thuận tiện cho việc thu gom bao gói thuốc BVTV sau sử dụng; không làm ảnh hưởng đến nguồn nước sinh hoạt.

 + Bên ngoài bể chứa có ghi dòng chữ “ Bể chứa bao gói thuốc BVTV sau sử dụng” và biểu tượng cảnh báo nguy hiểm.

 + Tùy thuộc vào đặc điểm cây trồng và mức độ sử dụng thuốc BVTV, số lượng bể chứa phải đảm bảo chứa đựng hết bao gói thuốc BVTV sau sử dụng trong vùng đất canh tác. Nhưng tối thiểu phải có 01 bể chứa trên diện tích 03 ha đất canh tác cây trồng hàng năm hoặc 10 ha đất canh tác cây trồng lâu năm có sử dụng thuốc BVTV.

3. Khu vực lưu chứa chất thải nguy hại sinh hoạt:

- Đối với khu vực lưu chứa chất thải nguy hại sinh hoạt được đặt tại nhà văn hóa các thôn đáp ứng yêu cầu mặt sàn trong khu vực lưu giữ chất thải nguy hại bảo đảm kín mít, không bị thẩm thấu, tránh nước mưa chảy tràn từ bên ngoài vào; có mái che kín nắng, mưa cho toàn bộ khu vực lưu chứa chất thải nguy hại; có biện pháp cách ly với các loại chất thải nguy hại khác có khả năng phản ứng hóa học với nhau; khu vực chứa chất thải nguy hại phải đảm bảo không chảy tràn chất lỏng ra bên ngoài khi có sự cố rò rỉ, đổ tràn.

 - Khu vực lưu giữ chất thải nguy hại phải trang bị các dụng cụ, thiết bị, vật liệu sau: Có đầy đủ thiết bị, dụng cụ phòng cháy, chữa cháy, có vật liệu hấp thụ (như cát khô hoặc mùn cưa) và xẻng để sử dụng trong trường hợp rò rỉ, rơi vải, đổ tràn chất thải nguy hại ở thể lỏng; có biển dấu hiệu cảnh báo, phòng ngừa phù hợp với loại chất thải nguy hại được lưu giữ và có kích thước tối thiểu 30cm mỗi chiều.

- Thời gian thu gom, vận chuyển: 02 lần/1 năm. (06 tháng/ 1lần).

- UBND xã sẽ thông báo cụ thể thời gian thu gom CTNH phát sinh từ sinh hoạt, bao gói thuốc BVTV sau sử dụng khi huyện có thông báo lịch cụ thể./.

  

Công khai kết quả giải quyết TTHC

Truy cập
Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
14631