Xây dựng xã an toàn thực phẩm nâng cao
THÔNG BÁO
Xây dựng xã an toàn thực phẩm nâng cao
Xây dựng xã đạt tiêu chí xã ATTP nâng cao nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về ATTP ở xã nâng cao nhận thức, kiến thức và thái độ, hành vi về ATTP cho các nhóm đối tượng liên quan, tạo sự chuyển biến rõ nét trong công tác đảm bảo ATTP của các cơ sở sản xuất, sơ chế, chế biến, kinh doanh thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống trên địa bàn xã, cung cấp các sản phẩm thực phẩm chất lượng, an toàn cho cộng đồng; ngăn ngừa có hiệu quả tình trạng ngộ độc thực phẩm, các bệnh truyền qua thực phẩm, góp phần bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của xã.
- Hình thành các mô hình sản xuất thực phẩm an toàn: Mô hình sản xuất theo hướng VietGap, được chứng nhận VietGAP và tương đương.
- Nhân rộng các mô hình tốt, cách làm hay, các gương điển hình tiên tiến trong công tác quản lý ATTP và trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn.
- Bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban ngành đoàn thể trong xã triển khai thực hiện nhiệm vụ; nâng cao vai trò trách nhiệm cấp ủy, chính quyền, nhất là vai trò của người đứng đầu trong việc chỉ đạo duy trì thực hiện các tiêu chí xã ATTP nâng cao; đôn đốc, hướng dẫn, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện.
Xã Hà bình đang nỗ lực hoàn thành các tiêu chí ATTP nâng cao. Đề nghị nhân dân trên địa bàn toàn xã thực hiện tốt một số nội dung sau.
1. Các hộ trên địa bàn xã khi tổ chức các bữa cỗ 30 người trở lên phải đến gặp ông trưởng thôn ký cam kết về ATTP. Biết cách lựa chọn thực phẩm đảm bảo nguồn gốc xuất sứ có tem mác, còn hạn sử dụng
2. Các hộ sản xuất bánh sinh nhật, làm đậu phụ phải lên huyện xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về ATTP.
3. Các hộ kinh doanh dịch vụ ăn uống
- Điều kiện bảo đảm ATTP về trang thiết bị, dụng cụ, con người của cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống; thực hành ATTP.
- Quy trình chế biến, bảo quản thực phẩm.
- Hồ sơ kiểm thực ba bước, lưu mẫu thức ăn. Có giấy khám sức khỏe định kỳ hàng năm.
- Nguồn gốc nguyên liệu, phụ gia thực phẩm, hương liệu thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm đảm bảo theo quy định; giấy xác nhận nguồn gốc xuất xứ đối với các sản phẩm của các cơ sở sản xuất thực phẩm nhỏ lẻ, sản xuất ban đầu nhỏ lẻ.
- Nguồn nước dùng cho chế biến thực phẩm phải đảm bảo theo tiêu chuẩn.
4. Đối với cơ sở trồng trọt nhỏ lẻ
Địa điểm sản xuất không nằm trong vùng bị cảnh báo ô nhiễm, không bảo đảm sản xuất thực phẩm an toàn.
Nguồn nước tưới không ảnh hưởng đến an toàn sản phẩm. Không sử dụng nước bị ô nhiễm, nước thải để rửa, sơ chế sản phẩm.
Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật phải tuân thủ theo nguyên tắc 4 đúng: đúng thuốc, đúng liều lượng và nồng độ, đúng lúc, đúng cách; tuân thủ thời gian ngừng sử dụng thuốc theo hướng dẫn của nhà sản xuất thuốc; đọc kỹ nhãn thuốc trước khi sử dụng.
Sử dụng phân bón có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đúng liều lượng, đúng cách theo hướng dẫn sử dụng ghi trên bao bì, tài liệu hướng dẫn sử dụng hoặc hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật trồng trọt, cán bộ khuyến nông; Sử dụng phân hữu cơ đã được ủ hoai mục.
Có trang thiết bị, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng, phương tiện phù hợp để sản xuất, thu hoạch, bảo quản và vận chuyển, bảo đảm không gây độc hại, không gây ô nhiễm cho thực phẩm.
Người sản xuất được phổ biến, hướng dẫn về thực hành sản xuất thực phẩm an toàn.
Vỏ bao gói thuốc bảo vệ thực vật, phân bón phải được thu gom trong các vật chứa kín, đúng nơi quy định để chờ xử lý hoặc tiêu hủy tránh gây ô nhiễm cho sản phẩm và khu vực sản xuất.
Duy trì các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và cung cấp được thông tin liên quan đến việc mua bán sản phẩm.
5. Đối với cơ sở chăn nuôi nhỏ lẻ
Chuồng nuôi phải tách biệt với nhà ở, dễ vệ sinh, khử trùng tiêu độc; phải có nơi để chứa, ủ chất thải rắn, có hố để xử lý chất thải lỏng, đảm bảo vệ sinh thú y, vệ sinh môi trường.
Giống vật nuôi có nguồn gốc rõ ràng, khỏe mạnh, được tiêm phòng các bệnh theo hướng dẫn của cán bộ chăn nuôi, thú y.
Thức ăn và nước uống dùng trong chăn nuôi phải bảo đảm không gây độc hại cho vật nuôi và người sử dụng sản phẩm động vật.
Thuốc thú y, hóa chất, chế phẩm sinh học dùng trong chăn nuôi phải theo hướng dẫn sử dụng ghi trên bao bì, tài liệu hướng dẫn sử dụng hoặc hướng dẫn của cán bộ chăn nuôi thú y, cán bộ khuyến nông.
Người chăn nuôi được phổ biến, hướng dẫn về thực hành sản xuất thực phẩm an toàn.
Duy trì các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và cung cấp được thông tin liên quan đến việc mua bán sản phẩm.
6. Đối với các ông Trưởng thôn
Rà soát, cập nhật các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn; đảm bảo 100% các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm được quản lý theo quy định của pháp luật.
Tuyên truyền nhân dân trên địa bàn xã thực hiện tốt công tác vệ sinh an toàn thực phẩm.
Giám sát các hộ kinh doanh, sản xuất thực phẩm trên địa bàn thôn mình
7. Đối với các ban, ngành đoàn thể
Tuyên truyền vận động cho đảng viên, đoàn viên, hội viên và nhân dân trên địa bàn xã nhằm nâng cao kiến thức trình độ chuyên môn, năng lực quản lý và thực thi pháp luật của cán bộ quản lý về an toàn thực phẩm; nâng cao nhận thức, ý thức và thực hành tốt an toàn thực phẩm cho người sản xuất, chế biến, kinh doanh và người tiêu dùng thực phẩm.
|
|
- Bảo đảm an toàn thực phẩm khi ăn rau
- BÀI TUYÊN TRUYỀN ĐĂNG KÝ BẢN CÔNG BỐ SẢN PHẨM
- An toàn thực phẩm trong trường Mầm non
- ĐĂNG KÝ BẢN CÔNG BỐ SẢN PHẨM
- PHƯƠNG PHÁP LỰA CHỌN VÀ BẢO QUẢN THỰC PHẨM AN TOÀN
- PHÒNG CHỐNG NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM MÙA BÃO LỤT
- MỘT SỐ ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM
- Thông Báo Kết quả thực hiện l mẫu giám sát sản phẩm thực phẩm lưu thông trên địa bàn xã Hà Bình dịp Tết trung thu năm 2024
- Xây dựng xã an toàn thực phẩm nâng cao
- Bài tuyên truyền về an toàn thực phẩm đối với các cơ sở kinh doanh ăn uống